8 Dấu Hiệu Rõ Ràng Chứng Tỏ Bạn Có Đường Huyết Cao

8 Dấu Hiệu Rõ Ràng Chứng Tỏ Bạn Có Đường Huyết Cao

dau-hieu-cua-benh-tieu-duong

Bạn có biết rằng tiểu đường là một căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Nó gây nên rất nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như tốn kém trong điều trị.

Hệ lụy là kéo theo rất nhiều căn bệnh mạn tính nguy hiểm từ biến chứng tiểu đường

Vậy làm thế nào để phát hiện sớm để ngăn chặn kịp thời?

May mắn thay, bạn có thể theo dõi cơ thể để phát hiện những dấu hiệu bất thường được chia sẻ trong bài viết này. Khi phát hiện bạn nên đi khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất.

dau-hieu-cua-benh-tieu-duong

Bạn có biết,

Các tế bào hấp thu đường huyết và giữ cho chúng ta có sinh lực để hoạt động?

Tuy nhiên quá nhiều đường huyết lại có thể gây mệt mỏi và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hầu hết thời gian, bạn phải kiểm soát và duy trì lượng đường huyết  ở mức thấp từ những gì bạn ăn.

Ăn thực phẩm nhiều đường và có carb cao có thể làm tăng đường huyết của bạn.

May mắn với chúng ta là cơ thể sản xuất ra insulin để kiểm soát lượng đường huyết.

Nhưng đôi lúc cơ thể không thẻ sản xuất đủ insulin để hạ thấp lượng đường trong máu. Khi điều này xảy ra, mức đường huyết bị tăng lên theo thời gian. Điều này gây nên các biến chứng tiểu đường như tăng nguy cơ bệnh tim mạch, suy thận, giảm thị lực …

Bạn có thể tránh được những vấn đề về sức khỏe trên nếu bạn theo dõi và phát hiện sớm những dấu hiệu đường huyết tăng cao sau:

1. Đi tiểu thường xuyên.

di-tieu-nhieu-nguy-co-duong-huyet-cao-01

Khi lượng đường trong máu cao nó đi vào thận, nó hút nhiều nước hơn, do đó khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.

Nếu bạn nhận thấy bạn đi tiểu thường xuyên nhưng không hề tăng lượng nước bạn uống vào, hãy kiểm tra mức đường huyết của bạn.

2. Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

Mặc dù đường huyết cho chúng ta năng lượng, nhưng quá nhiều lại khiến bạn mệt mỏi. Rất nhiều glucose bị thải ra khi đường huyết cao, kết quả là bạn cảm thấy mệt mỏi.

Đi tiểu thường xuyên làm cho mọi việc tồi tệ hơn vì nó gây mất nước, và bạn biết đấy cơ thể mất nước sẽ gây mệt mỏi.

3. Cảm giác khát tăng lên.

Cơ thể bị mất nước khi thận không thể lọc được glucose. Điều này không chỉ khiến bạn khát nước thêm, nó cũng làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác.

Khi bạn đi tiểu thường xuyên, cơ thể mất nước khiến bạn thấy khát nước.  Điêu này tạo ra một chu kì dính líu với nhau, bởi vì uống nhiều nước hơn sẽ làm bạn tiểu nhiều hơn.

4. Tầm nhìn bị mờ

nhin-mo-dau-hieu-cua-tieu-duong-01

Quá nhiều đường huyết trong cơ thể làm cho cầu mắt sưng lên do đó làm mờ đi tầm nhìn của bạn. Thị lực sẽ trở lại bình thường khi bạn giảm được lượng đường trong máu.

Cần lưu ý rằng,  nếu lượng đường trong máu cao mạn tính có thể làm tổn thương thị lực vĩnh viễn.

5. Vết thương lâu lành.

Đường huyết cao có thể gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh và sư lưu thông máu, làm cho máu khó hơn trong việc tiếp cận vết thương hoặc các tổn thương trên cơ thể.

Đi khám bác sĩ nếu nhận thấy các vết thương và vết bầm tím lâu hồi phục hơn bình thường.

6. Giảm cân đột ngột.

Đối với nhiều  người đang phải vật lộn với giảm cân, điều này có vẻ hấp dẫn nhưng đôi khi không phải vậy.

Giảm cân đột ngột do đường huyết cao không lành mạnh.

Bạn thấy rằng, khi các tế bào cơ thể không nhận đủ glucose, chúng sẽ buộc phải đốt cháy chất béo và cơ bắp để sinh năng lượng.

Mất cơ bắp làm chậm sự trao đổi chất và gây ra mệt mỏi.

Nếu bạn muốn giảm cân lành mạnh mà không phải lo lắng về tiểu đường thì đây là những loại thực phẩm tốt nhân để giảm cân mà bạn nên đọc.

7. Bị sương mù não

Brain fog hay còn gọi là hội chứng sương mù não, bạn ở vào trạng thái đờ đẫn, khó có thể tập trung suy nghĩ vào công việc hay ghi nhớ điều gì.

Như đã nói ở trên đường huyết cung cấp nhiên liệu cho tế bào của chúng ta và giúp cơ thể duy trì mức năng lượng.

Khi cơ thể có quá nhiều đường huyết, nó trở nên dư thừa  và bị đào thải, cơ thể không thể lấy đủ nhiên liệu nó cần. Điều này dẫn đến hiện tượng não bị sương mù và thiếu tập trung

8. Chảy máu nướu răng.

Chảy máu nướu răng có thể gồm nhiều nguyên nhân như thiếu hụt vitamin C, đường trong máu cao cũng có thể góp phần gây nên hiện tượng này.

Đường trong máu cao làm cho vi khuẩn xấu tích tụ trong miệng và điều này làm tăng khả năng chảy máu nướu  khi đánh răng.

Thay đổi chế độ ăn của bạn có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

Ăn nhiều trái cây, rau ngũ cốc nguyên hạt, giảm bớt các thức ăn chế biến sẵn dạng công nghiệp.

Và tốt hơn hết nên đi kiểm tra bác sĩ kịp thời khi bạn nhận thấy những triệu chứng này xảy ra trong một thời gian dài.

Chỉ số Glycemic ( GI – Glycemic index)

Tiểu đường là căn bệnh có thể phòng tránh được, vì thế việc đi thử máu thường xuyên và quan tâm tới những gì bạn ăn là rất quan trọng.

Bên cạnh đó bạn nên tăng cường các hoạt động thể chất và uống thêm nhiều nước.

Để kiểm soát đường huyết bạn cần thực hiện vài sửa đổi trong chế độ ăn của mình bằng cách gia tăng những thực phẩm có chỉ số GI thấp, và tránh những thực phẩm có chỉ số Glycemic cao.

GI – Glycemic index đo lường  việc những thực phẩm giàu carbohydrate làm gia tăng glucose trong máu như thế nào.

Những thực phẩm có chỉ cố Glycemic cao ( GI cao) làm thăng glucose nhiều hơn là những thực phẩm có chỉ số Glycemic thấp.

Vì thế bạn nên lên kế hoạch cho bữa ăn của mình. Nếu bạn ăn những thực phẩm có GI cao thì cũng nên kết hợp với những thực phẩm có GI thấp.

Những thực phẩm có chỉ số Glycemic thấp:

Thực phẩm nhiều omega 3

Trứng

Quả Óc chó

Bông cải xanh

Táo

Cherry

Sữa chua

Đậu thận

Nho Xanh

Chuối

Cam

Cà rốt

Xem thêm 11 loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường

Những thực phẩm có chỉ số Glycemic trung bình

Yến mạch

Mật ong

Gạo trắng

Gạo lứt

Những thực phẩm có chỉ số Glycemic cao

Bánh mì trắng

Bắp rang bơ,

Khoai tây

Dưa hấu

Mì ống

Những loại thức ăn vặt nhiều đường muối.