Bà bầu có thể bổ sung sắt tự nhiên từ đâu?
Cuộc sống ngày nay, con người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt là tại Việt Nam, ô nhiễm thực phẩm, thực phẩm bẩn, độc hại đang rất nhức nhối. Chính vì thế, ngày càng có nhiều phụ nữ mang thai đang tìm kiếm những cách thức tự nhiên nhất để đầu tư vào sức khỏe.
Một trong những cách tốt nhất là làm điều đó thông qua những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng giúp cung cấp đủ vitamin và dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cả mẹ và bé.
Với bà bầu ngoài chuyện ăn uống sạch, an toàn cũng cần phải ăn cân bằng để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Và một chất rất cần thiết với thời kì mang thai là Sắt, bởi khi mang thai nhu cầu sắt của cơ thể tăng cao nếu bạn không bổ sung đủ sắt sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe.
Làm thế nào có thể bổ sung sắt một cách đầy đủ nhất trong thai kì?
Mang thai mà thiếu sắt, bà bầu thường hay mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, xấu hơn nữa có thể ngất xỉu, tất cả đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nguy hiểm hơn, thiếu sắt dễ gây sẩy thai ở giai đoạn đầu, sinh non ở giai đoạn sau. Trẻ sơ sinh bị thiếu sắt trong quá trình mang thai thường chậm phát triển về nhận thức, trí tuệ.
Vậy bà bầu có thể bổ sung sắt từ đâu?
Thực phẩm bổ sung sắt
Ngũ cốc sấy khô là một trong những nguồn bổ sung sắt tốt nhất. Phụ nữ mang thai nên nhận được 18mg sắt mỗi ngày.
Bổ sung một phần ngũ cốc có thể đáp ứng được yêu cầu trên, tuy nhiên là bà bầu, bạn cũng nên biết một điều thú vị rằng rằng sô cô la đen cũng là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời.
Dưới đây là danh sách những thực phẩm có chứa sắt mà bà bầu nên kết hợp vào chế độ ăn.
1. Thịt và trứng
Thịt bò
Gan ( không khuyến khích, trừ khi đó là lợn chăn nuôi sạch)
Hàu ( nấu chín)
Tôm
Thịt gà
Thịt bê
Cừu
Thịt heo
Trứng
2. Rau
Cải bó xôi
Cải xoăn
Cà chua
Đậu xanh
Khoai lang
Bông cải xanh
3. Trái cây
Dâu tây
Nho khô
Mận khô
Mơ, sung sấy
Đào sấy
Dưa hấu
4. Nhóm đậu, hạt dinh dưỡng
Đậu ( đậu trắng, đậu thận)
Đậu lăng
Đậu hà lan
Hạt dẻ cười
Hạt điệu
Hạt macadamia, óc chó, hạnh nhân
5. Nhóm Bánh mì, ngũ cốc, tinh bột
Bánh mì
Khoai tây nướng
Ngũ cốc yến mạch
Bột ngô
Mì ống
Cơm
6. Thức ăn khác
Sô cô la đen
Hiểu về việc hấp thụ sắt
Không phải tất cả các nguồn thực phẩm chứa sắt đều được cơ thể hấp thụ như nhau.
Có 2 loại sắt.
Heme-iron có trong các loại thịt, gia cầm, cá
Và non-heme iron có trong các sản phẩm thực vật ( rau, đậu, ngũ cốc).
Tuy nhiên Heme rion được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. Cơ thể có thể hấp thu tới 30% lượng heme ion trong khi nó chỉ có thể hấp thu 2-10% non heme iron.
Đây là lý do mà người ăn chay thường thiếu máu.
Ăn thịt có thể cải thiện dễ dàng hàm lượng sắt của cơ thể, nhưng bổ sung thêm các nguồn thực phẩm chứa sắt khác bao gồm cả thực vật cũng rất quan trọng.
Khi ăn thực phẩm chứa non-heme iron, tốt nhất là nên kết hợp với những thực phẩm chứa vitamin C có thể tăng cường khả năng hấp thu sắt.
Những thực phẩm nhiều vitamin C bao gồm, ổi, ớt chuông, kiwi, cam, bưởi, dâu tây, măng cụt, đu đủ.
Ngoài ra việc ăn những nguồn thực phẩm chứa heme iron ( thịt) cùng với nguồn thực phẩm chứa non – heme iron cũng có thể tăng khả năng hấp thu của non-heme iron.
Tham khảo từ các nguồn
1. Centers for Disease Control and Prevention. (2011). Iron and iron deficiency.
http://www.cdc.gov/nutrition/everyone/basics/vitamins/iron.html
2. The American National Red Cross. (n.d.). Iron rich foods.
http://www.redcrossblood.org/learn-about-blood/health-and-wellness/iron-rich-foods
3. The Office of Dietary Supplements. (2015). Iron.
http://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/
4. U.S. Department of Health and Human Services, National Institutes of Health, & National Heart, Lung, and Blood Institute. (2011). Your guide to anemia.
http://www.nhlbi.nih.gov/files/docs/public/blood/anemia-yg.pdf
5. Centers for Disease Control and Prevention. (2011). Iron and iron deficiency.
http://www.cdc.gov/nutrition/everyone/basics/vitamins/iron.html
6. The American National Red Cross. (n.d.). Iron rich foods.
http://www.redcrossblood.org/learn-about-blood/health-and-wellness/iron-rich-foods
7. The Office of Dietary Supplements. (2015). Iron.
http://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/