Mang thai nên ăn gì theo từng quí 3 tháng?

Chất xơ giúp bà bầu phòng chống táo bón

Chất xơ giúp bà bầu phòng chống táo bón

Một trong những quan niệm sai lầm nhất mà nhiều phụ nữ mang thai mắc phải đó là “ ăn cho cả 2 mẹ con” phải vậy không?

Không có gì sai khi trong thời kì mang thai người phụ nữ cần cung cấp những nguồn dinh dưỡng tốt cho cả 2 mẹ con. Sự phát triển của em bé  là nhờ dinh dưỡng lấy từ người mẹ thông qua dây rốn.

Nếu mẹ thiếu  vitamin và dinh dưỡng thì bé cũng có thể thiếu chúng.

Nhưng cần hiểu đó là về chất lượng chứ không phải là nạp gấp đôi lượng calo bạn ăn vào.

Một điều quan trọng  cần nhớ đó là bạn đang mang thai, ăn cái gì? Hạn chế cái gì là những câu hỏi bạn nên đặt ra khi mang thai.

Về nguyên tắc, hãy ăn những thực phẩm tươi, ăn nhiều trái cây và rau củ  là tốt nhất để gia tăng hàm lượng vitamin khoáng chất cho cơ thể.

Ăn gì khi mang thai

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu:

Một số vấn đề về dinh dưỡng mà chúng ta cần tập trung  trong 3 tháng đầu tiên đó là:

  • Tối đa hóa lượng sắt hấp thu – ngăn ngừa thiếu máu.
  • Tăng lượng axit folic lấy vào – nhằm giảm khuyết tật ống thần kinh
  • Tăng lượng canxi và vitamin D – cần thiết cho sự hình thành xương và răng
  • Tăng lượng axit béo thiết yếu cần cho sự phát triển tối ưu của não, mắt và tủy sống ở trẻ.
  • Kiểm soát cảm giác buồn nôn
  • Kiểm soát táo bón
  • Kiểm soát sự thèm ăn và duy trì tăng cân bình thường.

Những thực phẩm nên bao gồm trong chế độ ăn hàng ngày ở giai đoạn này là: Thịt đỏ ( nên là thịt hữu cơ hoặc thịt gia súc ăn bằng cỏ – tránh thịt các loại ăn từ cám công nghiệp).

Rau lá xanh, trứng, rong biển, củ dền, nấm, bơ, cà rốt, chuối, mận, yến mạch, các loại cá béo hoang dã như cá hồi, các loại hạt dinh dưỡng, các loại đậu, ngũ cốc.

Các loại viên uống bổ sung như: viên đa vitamin ( gồm cả axit folic), bổ sung DHA omega 3, hạt chia, gừng ( để chống buồn nôn).

Lượng nước uống cần tăng lên 3lít/ngày

Hạt chia tốt cho tiểu đường

Ăn gì trong giai đoạn 3 tháng tiếp theo.

Giai đoạn 3 tháng tiếp theo cơ thể người phụ nữ mang thai đã cảm thấy tốt hơn và bước vào giai đoạn phát triển.  Ở giai đoạn này đã hết buồn nôn nên tận dụng để ăn uống nhằm gia tăng hấp thu dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi và bạn.

Các vấn đề cần xem xét bao gồm:

Giảm thiểu căng thẳng ( tránh hóc môn căng thẳng đi qua nhau thai) và làm giảm thiểu tối đa chuột rút,  co thắt cơ bắp.

Cải thiện giấc ngủ ( bạn sẽ cần nó khi trẻ sơ sinh ra đời)

Khối lượng máu của chúng ta tăng lên khi bào thai đạt kích thước đầy đủ do đó chúng ta cần bổ sung thêm sắt ( sắt giúp cải thiện chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh và giảm trầm cảm sau sinh.

Các vết nứt rạn da

Cuối cùng là nuôi dưỡng nhau thai, tăng tuần hoàn máu, tăng thuộc tính chống oxy hóa.

Những thực phẩm nên bao gồm trong chế độ ăn: bắp ngô, hạnh nhân, hạt bí, hạt vừng, sữa nguyên chất, sữa chua, cá mòi, măng tây, bông cải xanh, rau bó xôi.

Các chất bổ sung cần xem xét: mầm lúa mì

Hạt óc chó nhiều omega 3

Giai đoạn 3 tháng cuối.

Đây là giai đoạn chuẩn bị cho sự ra đời của bé, cần phải nhớ không chỉ bồi bổ thể chất mà cần cả nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể.

Giai đọan này, sự tăng trưởng rất mãnh liệt, bạn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề và không thoải mái hơn.

Một số vấn đề mà chúng ta cần tập trung vào:

Giữ nước và phù nề: Điều này có thể do sự thiếu hụt protein, hãy đảm bảo cung cấp đủ protein trong  chế độ ăn hàng ngày. Tập thể dục nhẹ nhàng, mát xa mạch bạch huyết, để chân cao có thể giúp bạn giảm bớt.

Về thực phẩm hãy chọn thực phẩm lợi tiểu như cần tây, măng tây.

Măng tây chứa nhiều axit folic

Khó ngủ – Có một số nói rằng đây là phản ứng tự nhiên mà cơ thể chuẩn bị cho sự thiếu ngủ sắp gặp phải.

Hãy ăn thực phẩm chứa nhiều tryptophan trước khi đi ngủ như gà, cá, thịt bò, trứng, bí, ngũ cốc nguyên hạt, rong biển, khoai tây, chuối, cải bắp, đậu lăng

Đồ ăn nhẹ ban đêm tốt bao gồm: chuối, sữa chua, bánh quy.

Xem thêm ăn gì giúp bạn ngủ ngon hơn

Sẹo lồi/bệnh trĩ: chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều rau trái cây, uống nhiều nước sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Những thực phẩm chứa nhiều axit folic

Những thực phẩm cần tránh trong thời kỳ mang thai

Những thực phẩm chứa vi khuẩn listeria như: phô mai mềm, thịt sống, cá suhi và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Những loại thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá chẽm.

Rượu và cà phê cũng cần tránh.

Với những kiến thức về dinh dưỡng trong thai kì trên, Ngonshop hi vọng bạn sẽ biết nên ăn gì, hạn chế thực phẩm nào trong từng giai đoạn mang thai tương ứng.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông.