4 Cách Bạn Có Thể Gây Tổn Thương Tương Lai Con Mình Mà Không Biết

4 Cách Bạn Có Thể Gây Tổn Thương Tương Lai Con Mình Mà Không Biết

Kỉ luật con cái

Là cha mẹ chúng ta luôn lo ngại và đề phòng với thế giới bên ngoài vì nó  đang ảnh hưởng tới bọn trẻ quá sớm. Chúng ta cố gắng che chở con cái chúng ta khỏi những ảnh tiêu cực cho tới khi chúng sẵn sàng tiếp nhận thế giới thực.

Ngoài những kĩ năng chúng cần phải học để tồn tại, chúng ta cũng cần đảm bảo rằng chúng sẵn sàng về mặt cảm xúc.

Nhưng chúng ta là những bậc cha mẹ không hoàn hảo, không một ai cả …. Và đôi lúc chúng ta thốt ra những lời nói trong lúc giận dữ, thất vọng. Cách chúng ta nói với các con cũng như cách chúng ta hành động có ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của bọn trẻ.

Kỉ luật con cái

Tiến sĩ tâm lý học Ma. Lourdes “Honey” Carandang, Ph.D nói: “ Chúng ta phải biết cách kỉ luật bọn trẻ như thế nào”. Giọng của bạn, cách bạn diễn đạn và thậm chí lời bạn thốt ra có một tác động về lâu dài.

Và dưới đây là 4 trường hợp bạn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con mình.

1.     Gán nhãn cho con.

Hầu hết các bậc cha mẹ vì quá nóng giận với hành động của con mà qui kết đánh giá con qua một cái nhãn tiêu cực nào đó.

Ví dụ: nếu bé ham chơi không học hành bạn sẽ gán nhãn cho con là “đồ lười biếng”. Bé gây ra lỗi lầm gì đó khiến bạn thất vọng bạn chửi con là “ đồ ngu ngốc” …

 

Những cái nhãn như vậy sẽ gây nên vết sẹo ảnh hưởng tới sự tự tin của trẻ. Chúng có thể phát triển tâm lý oán giận đối với cha mẹ hoặc tệ hơn là chấp nhận niềm tin là mình đúng với những cái nhãn được gán như vậy.

2 . So sánh những đứa con của bạn.

Bố mẹ thường thích nói về những đứa con của họ. Và trong khi rất nhiều người không thừa nhận thì có một sự thật đó chính là bố mẹ thường chơi với đứa được yêu mến hơn và đứa bé đó sẽ luôn nổi bật so với anh chị em của chúng trong mắt bố mẹ.

 

Điều này còn rõ ràng hơn khi bố mẹ giới thiệu một đứa con cưng với những người khác bằng cách nêu bật những điểm mạnh của bé:

Ví dụ như:

  • Lan Hương học rất giỏi
  • Cu Bi ngoan nhất nhà

Trong khi lại quên lờ đi việc dành sự ưu đãi tương tự cho những anh chi em còn lại.

Đó là một kiểu bắt nạt rất tinh tế, nó xúc phạm và kéo những đứa trẻ kia xuống. Cha mẹ vô tình mắc lỗi mà không nhận ra.

Trẻ em thực sự nhận thấy những điều dường như rất nhỏ này và mấm mống xuất hiện từ đây gây phiền muộn và tâm lí tiêu cực cho trẻ.

3.     Để cho sự thiên vị ảnh hưởng tới kỉ luật.

Sự bắt nạt giữa các anh chị em cũng là một vấn dề thường bị bỏ qua.

Chúng ta có thể không nhận thức được nhưng đôi khi việc làm sai trái của đứa nhỏ nhất hoặc đứa được cưng chiều nhất lại không bị trừng phạt.

Tiến sĩ Carandang nhấn mạnh rằng khi anh chị em tranh cãi, cha mẹ phải lắng nghe một cách khách quan sự giải thích từ 2 đứa để nắm được vụ việc và phán xử công bằng.

Đứa lớn tuổi hơn thường được cho là có hiểu biết nhiều hơn đứa nhỏ thì một điều không kém phần quan trọng là bạn cũng cần phải chú ý đến đó là nhu cầu tình cảm của đứa lớn hớn cũng nhiều hơn.

 

4. Bố mẹ là hình mẫu của kẻ hay bắt nạt.

Vợ chồng khi mâu thuẫn với nhau thường hay to tiếng, quát tháo. Khi trẻ nhìn thấy bố mình nói chuyện với mẹ như thế nó có thể truyền tải một thông điệp rằng, nam giới cư xử như vậy hoàn toàn ổn hoặc phụ nữ sẽ đón nhận việc đó bình thường mà không cần nghi vấn.

Điều này xảy ra là bởi vì các con tự mô hình hóa bản thân theo bố mẹ.
Những tình huống xảy ra ở nhà như vậy có thể làm trẻ dễ kích động hơn, dễ hình thành việc trẻ sẽ trở thành người bắt nạt khi có các sự cố xảy ra trong sân chơi hoặc ở trường.

Việc thường xuyên chứng kiến bố mẹ cãi nhau gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho trẻ. Con sinh ra buồn bã, sợ hãi, thất vọng, chán nản,… rồi xấu hổ với bạn bè. Thậm chí nhiều bé sinh ra trầm cảm, có bé thì trở nên hung hăng, phá phách do bị ảnh hưởng từ hành động của chính bố/ mẹ mình.

Những gì chúng ta không nhận ra đó chính là nguồn gốc ( của những hành vi) có thể là bắt nguồn từ chính ngôi nhà mình, vì thế hãy biết cách kỉ luận con cái của chúng ta. Tiến sĩ Carandang nhấn mạnh.

Chúng ta nói với con cái như thế nào sẽ hình thành nên lên tiếng nói bên trong chúng. Một cách để đảm bảo chúng ta không để lại bất kỳ ảnh hưởng tâm lý tiêu cực nào khó sửa đổi đến sự phát triển cảm xúc của con cái đó là trở thành những ông bố bà mẹ có tâm.

Hãy nhận thức rằng những hành động và lời nói có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của trẻ vì thế hãy chắc chắn sử dụng chúng một cách có tính toán