Chuyên gia tâm lý Harvard tiết lộ 6 bí mật nuôi dạy trẻ hạnh phúc
Ngày nay, với nhiều bậc cha mẹ, việc nuôi dạy con cái giống như một môn thể thao thành tích.
Người ta cứ muốn con mình phải cạnh tranh để học giỏi giỏi hơn, điểm cao hơn, vào trường tốt hơn. Nhưng cuối cùng các bậc cha mẹ cũng phải hiểu ra ràng chúng ta chỉ muốn con mình có một cuộc sống hạnh phúc và thành công
Trở thành cha mẹ là bạn đang bắt đầu gánh trên vai công việc đầy trách nhiệm, có thể đôi lúc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi nhưng trở thành cha mẹ thực sự là điều tuyệt vời nhất trong thế giới này.
Nếu bạn là những người mới lần đầu làm cha mẹ, bạn sẽ phải đối mặt với những quyết định nên hay không nên làm trong quá trình nuôi dạy con.
Bạn sẽ bận tâm về việc thế nào là đúng đắn để nuôi dạy một đứa trẻ thành người tốt.
đừng quá lo lắng. ‘
đây là 6 mẹo được chia sẻ từ những chuyên gia tâm lý học từ đại học Harvard để giúp các bậc cha mẹ nuôi dưỡng những đứa con của mình đúng hướng.
1. Hãy dành thời gian cho trẻ.
Mọi thứ bắt đầu từ đây.
Dành đủ thời gian với con cái cho dù là bạn có lịch làm việc dày đặc tới đâu, hãy dành thời gian cho chúng. Hãy lắng nghe những vấn đề, mối lo âu của chúng.
Hãy trân trọng những thành tích và mục tiêu mà chúng đạt được.
Hãy thể hiện sự quan tâm tới sở thích của chúng và lắng nghe những gì chúng nói. Điều này không chỉ cho phép bạn hiểu được cá tính độc đáo của con bạn, mà còn giúp bạn ghi điểm trong lòng chúng.
Những hành động của bạn cũng dạy chúng cách quan tâm và chú ý tới người khác.
2. Luôn nói với con rằng chúng có ý nghĩa như thế nào với bạn.
Trẻ em rất trong trắng và ngây thơ, chúng có một tâm hồn rất mong manh cần được tình yêu từ cha mẹ chúng.
Những nhà tâm lý học đã thực hiện nghiên cứu dưới góc nhìn này.
Kết luận của họ nói rằng, trẻ em không biết chúng là những người quan trọng nhất trên thế giới này với cha mẹ chúng.
Điều này sẽ buồn như thế nào nhỉ?
Nó sẽ tổn thương trái tim bé bỏng của bé con nhà bạn nếu trẻ không biết trẻ có giá trị như thế nào đối với bạn.
Chúng cần được nghe điều đó từ cha mẹ thật nhiều lần.
3. Dạy trẻ con nhà bạn không trốn tránh vấn đề, cũng như cách để đối phó với chúng
Điều thực sự quan trọng là thấm nhuần các cơ chế đối phó lành mạnh ở trẻ sớm
Ví dụ: nếu con nói với bạn rằng muốn bỏ bóng đá, hãy hỏi bé tại sao muốn làm điều đó? hay điều đó sẽ ảnh hưởng tới toàn đội như thế nào?
Nếu bé vẫn cứ khăng khăng, hãy giúp bé tìm một niềm đam mê khác.
4. Hãy nhờ bé giúp bạn một việc gì đó mỗi ngày và đừng quên cảm ơn sự giúp đỡ của bé.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên thể hiện lòng biết ơn có xu hướng từ bi, hào phóng và thích giúp đỡ người khác hơn.
Do đó rất đáng để có những hoạt động hàng ngày mà bạn cần nhờ sự giúp đỡ của trẻ sau đó cảm ơn chúng vì sự giúp đỡ.
Nó sẽ giúp bạn truyền đạt thực hành này cho chúng.
Các nhà tâm lý cũng khuyên nên thưởng cho trẻ vì lòng tốt chân thành của chúng và vì trẻ đã nỗ lực giúp đỡ bạn.
Thực hành điều này giúp bạn gắn kết với trẻ, nuôi dưỡng cảm giác yêu thương và trân trọng.
5. Giúp trẻ xử lý những cảm xúc tiêu cực.
Trẻ con rất tinh tế. Chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực.
Các nhà tâm lý học tin rằng những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, xấu hổ, thù hận và đố kị sẽ kìm hãm khả năng quan tâm tới người khác của chúng ta.
Hãy tưởng tượng sự rối loạn cảm xúc chúng sẽ khuấy động tâm hồn trẻ thơ như thế nào?
Đó là lý do tại sao việc giúp trẻ nhận thức thấu đáo những cảm xúc này là rất quan trọng. Bằng cách này trẻ sẽ có thể giải quyết những xung đột nội tâm, giúp hướng trẻ tới con người từ bi, biết quan tâm tới người khác.
Nó cũng giúp trẻ đạt được sự ổn định về cảm xúc.
6. Cho trẻ thấy, thế giới rộng lớn, phức tạp và thú vị hơn những gì chúng có thể tưởng tượng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em chỉ quan tâm đến thế giới trước mắt , gia đình và bạn bè của chúng.
Vì vậyviệc bạn làm cho trẻ quan tâm tới mọi người, các sự kiện bên ngoài vòng tròn giới hạn là rất quan trọng, những gì trẻ đã biết về văn hóa, xã hội và địa lý mà trẻ đã quen thuộc rất khác với thế giới rộng lớn ngoài kia.
Để giúp trẻ, bạn có thể là một người lắng nghe tốt, người có thể đặt mình vào vị trí người khác để thấu cảm, cho dù đó là qua phim ảnh, hay tin tức.
Kết lại:
Nuôi dạy một đứa trẻ trở nên lịch sự, chu đáo và từ bi là một nghiệm vụ vô cùng khó khăn. Nhưng đó chính là là những gì tất cả chúng ta có thể làm.
và chẳng có gì khác trên thế giới này có thể so sánh được với tầm quan trọng của điều này hay niềm vui vô giá mà bạn cảm nhận được khi đạt được điều đó.